Khoái lạc nhất thời

Khoái lạc nhất thời

Jan 23, 2023

Jan 23, 2023

5

5

minutes read

minutes read

Table of content

Sơ qua

Hạnh phúc, hay trong bài viết này, mình sẽ gọi là khoái lạc cho nó bắt tai, ắt hẳn là một kho báu mà mỗi người đều ráo riết tìm kiếm trong cuộc sống. Đã bao giờ bạn tìm kiếm khoái lạc bằng cách khao khát sở hữu một đồ vật, một chuyến đi, một cuộc sống mà bạn nghĩ sẽ là vô cùng quan trọng và sẽ đem khoái lạc đến với bạn, để rồi nhận ra sau khi sở hữu nó rồi, sự khoái lạc ấy kéo dài trong thời gian rất ngắn hoặc thậm chí còn không xuất hiện chưa? “Miswanting”, hay “Muốn lầm” là từ ngữ để chỉ những tình huống như này. Bài viết này sẽ chỉ ra lí do tâm lý đằng sau Miswanting theo nghiên cứu, cũng như chia sẻ cách cá nhân mình đang áp dụng để vượt qua nó.

Vào việc

Câu chuyện của mình

Trong bài viết trước về "Tiền của mình bay đi đâu thế nhỉ?", mình đã có nhắc đến cảm giác vui vẻ và thoải mái khi mua chiếc bàn phím cơ mới kéo dài vô cùng ngắn, và thậm chí đã sớm bị thay thế bởi một cảm giác hối tiếc. Mình đã không nghĩ nhiều về tại sao những cảm xúc lẫn lộn ấy lại xảy ra với mình. Tuy nhiên, gần đây mình đã đọc được một số kiến thức tâm lý mà có thể giúp mình giải mã cảm xúc của chính bản thân mình. Từ đó, mình đã suy nghĩ sâu hơn về cội nguồn của từng quyết định mình đưa ra, đặc biệt là những quyết định mua sắm.

Khoái lạc là gì?

Tất cả những gì con người ta làm đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là khoái lạc. Thử nghĩ mà xem, chúng ta làm việc để làm gì, để có tiền sở hữu những món đồ, để trải nghiệm những điều mới mẻ mà sẽ mang tới hạnh phúc cho chúng ta.

Có vô vàn khái niệm về khoái lạc, như là cảm giác vui vẻ, hài lòng, đủ đầy, ấm no,… và mình tin mỗi người đều có một khái niệm khác nhau về sự khoái lạc, và thường nó sẽ được đánh giá dựa trên hai yếu tố chính: Cảm xúc tích cực và Sự hài lòng trong cuộc sống.

Bản thân mình cũng đã gặp khó khăn khi đưa ra định nghĩa về khoái lạc của bản thân khi viết những dòng này. Và sau vài ngày thật sự tập trung định nghĩa và cô đọng, mình rút ra rằng, Khoái lạc trong mình là tự do làm những điều mình muốn làm bên những người mình yêu với không một chút bận tâm về thời gian và tiền bạc.

Ảo tưởng tập trung và Muốn lầm

Ảo tưởng tập trung là một trong những “tính năng” của não bộ con người, và cụ thể là của Hệ thống tư duy trực giác. Thuật ngữ này dùng để chỉ việc não bộ ta đặt nặng tầm quan trọng của một sự vật, sự việc gì đó chỉ vì ta đang tập trung vào nó.

Thử lấy ví dụ nhé. Đã bao giờ bạn nhìn thấy một quảng cáo về một chiếc ghế công thái học, sau đó bấm vào và tập trung đọc từng lợi ích của nó, rồi kết luận rằng nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình, cho dù công việc của bạn cũng không yêu cầu bạn phải ngồi quá nhiều?

Ảo tưởng tập trung sẽ dần khiến ta khó có thể mở rộng tầm nhìn để thật sự cân nhắc những gì khiến cho ta cảm thấy khoái lạc.

Và sự ảo tưởng tập trung ấy, dẫn ta đến với Muốn lầm. Muốn lầm là từ ngữ để chỉ xu hướng mắc sai lầm trong việc phỏng đoán về cảm xúc trong tương lai của con người. Sai lầm này được tạo ra bởi khi dự đoán khoái lạc trong tương lai, ta thường sử dụng những gì ta muốn ở hiện tại làm kim chỉ nam.

Lại là một ví dụ nhé. Đã bao giờ bạn nghĩ rằng nếu mình sở hữu chiếc ghế công thái học này, cột sống của mình sẽ khoái lạc hơn và làm việc sẽ hiệu quả hơn mãi mãi về sau chưa?

Tuy nhiên, sự thật là cảm xúc khoái lạc không bao giờ tồn tại mãi mãi, thậm chí là tan biến rất nhanh. Một khi ta đã có được thứ ta muốn, ta sẽ không thể tránh khỏi việc quay trở lại trạng thái khoái lạc thông thường, và tiếp tục muốn lầm những thứ mới. Đây chính là Vòng xoáy khoái lạc (Hedonic treadmill), chỉ ra rằng bất kể ta có cố gắng theo đuổi khoái lạc thế nào, ta cũng vẫn sẽ về lại trạng thái muốn nhiều hơn nữa. Con người mà, lòng tham vô đáy! Và cứ thế, mỗi lần xuống tiền là một lần ta cắt cơn nghiện mua sắm của mình - thứ mà bắt nguồn từ muốn lầm.

Mình đã làm gì để tránh Muốn lầm?

Hiểu rõ về Ảo tưởng tập trung và Muốn lầm

Đúng rồi, trước khi ta lên đồ đi đánh giặc, thì ta phải hiểu giặc là ai đã. Ở trên, mình đã nói về định nghĩa cũng như các ví dụ của hai thuật ngữ này. Các bạn cũng có thể Google hai từ khóa trên để đọc thêm về các ví dụ khác để giúp cho bản thân mình dễ liên hệ hơn.

Nhận biết mình đang Muốn lầm

Hiểu về Muốn lầm thì dễ, nhưng nhận biết mình đang muốn lầm thì khó hơn nhiều. Để biết mình có đang ước ao một thứ gì có thể không làm mình hạnh phúc hay không, điều bạn cần làm là thừa nhận mình đã sai khi đưa ra những dự đoán về khoái lạc trước khi quyết định một điều gì đó trong quá khứ. Ngoài ra, hãy liên tục tự vấn bản thân thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra một quyết định nào đó. Tin mình đi, quyết định là một kỹ năng rất quan trọng cần trau dồi đấy.

Chờ xem

Mỗi khi bạn cần đưa ra một quyết định gì, nếu không quá gấp gáp, hãy chờ một thời gian để có thêm thông tin giúp mình đưa ra quyết định, cũng như cân bằng lại về mặt cảm xúc. Mình đã luôn áp dụng điều này trong vài năm gần đây, đặc biệt là trong những quyết định khiến mình phân vân nhiều. Thời gian để đưa ra quyết định đối với mỗi người là khác nhau, và bản thân mình luôn cố gắng cho phép mình có 2 tuần để lựa chọn điều phù hợp nhất. Phân vân có nên mua món đồ ngày không? ⇒ Chờ để xem sau 2 tuần còn thích hay không. Phân vân có nên yêu người này không? ⇒ Chờ để xem sau 2 tuần còn thích người ta nhiều như bây giờ không, và vừa tiện cũng tìm hiểu thêm về người ta luôn.

Thử thì biết

Thử là phương pháp giảm thiểu rủi ro nếu ta có lỡ Muốn lầm. Con người ta thường tiếc số tài nguyên phải bỏ ra khi thử trải nghiệm kết quả của một quyết định nào đó. Ví dụ: Tiếc tiền một ống chiết 10ml để thử mùi, thay vào đó mua luôn cả chai nước hoa 100ml, hay tiếc liêm sỉ mượn thằng bạn chiếc xe để đi thử trước khi mua một chiếc tương tự.

Thực chất, số tài nguyên tưởng như lãng phí này lại có thể giúp ta giảm thiểu đáng kể sự lãng phí cả về tiền bạc lẫn cảm xúc nếu có lỡ đánh giá sai về sự khoái lạc sau khi đưa ra quyết định.

Hồi quy về trung bình trong cảm xúc

Hàn lâm nhỉ? Thực chất đây là một phương pháp mình mới học được từ người bạn gái, và cũng là bạn thân của mình. Cụ thể, ta nên học cách cân bằng cảm xúc, không chỉ với những điều tích cực mà cả với những điều tiêu cực. Nếu một dự đoán có vẻ quá khả quan và hứa hẹn đem lại sự khoái lạc, hãy điều chỉnh sự hứng thú của mình xuống một chút. Nếu một dự đoán có vẻ quá bi quan và hứa hẹn đem lại sự đau khổ, hãy điều chỉnh sự lo lắng của mình xuống một chút. Điều này không chỉ khiến những kết quả (hoặc hậu quả) mang lại cảm xúc ổn định hơn, mà còn mở ra cơ hội để ta tìm hiểu và cân nhắc kỹ hơn trước khi đưa ra quyết định.

Tóm lại là

Muốn lầm là một yếu tố nghiêm trọng tạo nên những quyết định thiếu sáng suốt. Chính bản thân mình đã lãng phí rất nhiều tiền bạc, thời gian và cảm xúc chỉ vì những quyết định mang tính nhất thời. Tuy nhiên, những phương pháp kể trên đang phần nào giúp mình trở nên khôn ngoan hơn trong mỗi lần phải đưa ra một quyết định, dù lớn hay nhỏ. Vì vậy, mình tin việc chia sẻ, và thừa nhận những lỗi sai của mình, sẽ giúp các bạn cải thiện chất lượng của mỗi lựa chọn mà các bạn đưa ra.

Sơ qua

Hạnh phúc, hay trong bài viết này, mình sẽ gọi là khoái lạc cho nó bắt tai, ắt hẳn là một kho báu mà mỗi người đều ráo riết tìm kiếm trong cuộc sống. Đã bao giờ bạn tìm kiếm khoái lạc bằng cách khao khát sở hữu một đồ vật, một chuyến đi, một cuộc sống mà bạn nghĩ sẽ là vô cùng quan trọng và sẽ đem khoái lạc đến với bạn, để rồi nhận ra sau khi sở hữu nó rồi, sự khoái lạc ấy kéo dài trong thời gian rất ngắn hoặc thậm chí còn không xuất hiện chưa? “Miswanting”, hay “Muốn lầm” là từ ngữ để chỉ những tình huống như này. Bài viết này sẽ chỉ ra lí do tâm lý đằng sau Miswanting theo nghiên cứu, cũng như chia sẻ cách cá nhân mình đang áp dụng để vượt qua nó.

Vào việc

Câu chuyện của mình

Trong bài viết trước về "Tiền của mình bay đi đâu thế nhỉ?", mình đã có nhắc đến cảm giác vui vẻ và thoải mái khi mua chiếc bàn phím cơ mới kéo dài vô cùng ngắn, và thậm chí đã sớm bị thay thế bởi một cảm giác hối tiếc. Mình đã không nghĩ nhiều về tại sao những cảm xúc lẫn lộn ấy lại xảy ra với mình. Tuy nhiên, gần đây mình đã đọc được một số kiến thức tâm lý mà có thể giúp mình giải mã cảm xúc của chính bản thân mình. Từ đó, mình đã suy nghĩ sâu hơn về cội nguồn của từng quyết định mình đưa ra, đặc biệt là những quyết định mua sắm.

Khoái lạc là gì?

Tất cả những gì con người ta làm đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là khoái lạc. Thử nghĩ mà xem, chúng ta làm việc để làm gì, để có tiền sở hữu những món đồ, để trải nghiệm những điều mới mẻ mà sẽ mang tới hạnh phúc cho chúng ta.

Có vô vàn khái niệm về khoái lạc, như là cảm giác vui vẻ, hài lòng, đủ đầy, ấm no,… và mình tin mỗi người đều có một khái niệm khác nhau về sự khoái lạc, và thường nó sẽ được đánh giá dựa trên hai yếu tố chính: Cảm xúc tích cực và Sự hài lòng trong cuộc sống.

Bản thân mình cũng đã gặp khó khăn khi đưa ra định nghĩa về khoái lạc của bản thân khi viết những dòng này. Và sau vài ngày thật sự tập trung định nghĩa và cô đọng, mình rút ra rằng, Khoái lạc trong mình là tự do làm những điều mình muốn làm bên những người mình yêu với không một chút bận tâm về thời gian và tiền bạc.

Ảo tưởng tập trung và Muốn lầm

Ảo tưởng tập trung là một trong những “tính năng” của não bộ con người, và cụ thể là của Hệ thống tư duy trực giác. Thuật ngữ này dùng để chỉ việc não bộ ta đặt nặng tầm quan trọng của một sự vật, sự việc gì đó chỉ vì ta đang tập trung vào nó.

Thử lấy ví dụ nhé. Đã bao giờ bạn nhìn thấy một quảng cáo về một chiếc ghế công thái học, sau đó bấm vào và tập trung đọc từng lợi ích của nó, rồi kết luận rằng nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình, cho dù công việc của bạn cũng không yêu cầu bạn phải ngồi quá nhiều?

Ảo tưởng tập trung sẽ dần khiến ta khó có thể mở rộng tầm nhìn để thật sự cân nhắc những gì khiến cho ta cảm thấy khoái lạc.

Và sự ảo tưởng tập trung ấy, dẫn ta đến với Muốn lầm. Muốn lầm là từ ngữ để chỉ xu hướng mắc sai lầm trong việc phỏng đoán về cảm xúc trong tương lai của con người. Sai lầm này được tạo ra bởi khi dự đoán khoái lạc trong tương lai, ta thường sử dụng những gì ta muốn ở hiện tại làm kim chỉ nam.

Lại là một ví dụ nhé. Đã bao giờ bạn nghĩ rằng nếu mình sở hữu chiếc ghế công thái học này, cột sống của mình sẽ khoái lạc hơn và làm việc sẽ hiệu quả hơn mãi mãi về sau chưa?

Tuy nhiên, sự thật là cảm xúc khoái lạc không bao giờ tồn tại mãi mãi, thậm chí là tan biến rất nhanh. Một khi ta đã có được thứ ta muốn, ta sẽ không thể tránh khỏi việc quay trở lại trạng thái khoái lạc thông thường, và tiếp tục muốn lầm những thứ mới. Đây chính là Vòng xoáy khoái lạc (Hedonic treadmill), chỉ ra rằng bất kể ta có cố gắng theo đuổi khoái lạc thế nào, ta cũng vẫn sẽ về lại trạng thái muốn nhiều hơn nữa. Con người mà, lòng tham vô đáy! Và cứ thế, mỗi lần xuống tiền là một lần ta cắt cơn nghiện mua sắm của mình - thứ mà bắt nguồn từ muốn lầm.

Mình đã làm gì để tránh Muốn lầm?

Hiểu rõ về Ảo tưởng tập trung và Muốn lầm

Đúng rồi, trước khi ta lên đồ đi đánh giặc, thì ta phải hiểu giặc là ai đã. Ở trên, mình đã nói về định nghĩa cũng như các ví dụ của hai thuật ngữ này. Các bạn cũng có thể Google hai từ khóa trên để đọc thêm về các ví dụ khác để giúp cho bản thân mình dễ liên hệ hơn.

Nhận biết mình đang Muốn lầm

Hiểu về Muốn lầm thì dễ, nhưng nhận biết mình đang muốn lầm thì khó hơn nhiều. Để biết mình có đang ước ao một thứ gì có thể không làm mình hạnh phúc hay không, điều bạn cần làm là thừa nhận mình đã sai khi đưa ra những dự đoán về khoái lạc trước khi quyết định một điều gì đó trong quá khứ. Ngoài ra, hãy liên tục tự vấn bản thân thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra một quyết định nào đó. Tin mình đi, quyết định là một kỹ năng rất quan trọng cần trau dồi đấy.

Chờ xem

Mỗi khi bạn cần đưa ra một quyết định gì, nếu không quá gấp gáp, hãy chờ một thời gian để có thêm thông tin giúp mình đưa ra quyết định, cũng như cân bằng lại về mặt cảm xúc. Mình đã luôn áp dụng điều này trong vài năm gần đây, đặc biệt là trong những quyết định khiến mình phân vân nhiều. Thời gian để đưa ra quyết định đối với mỗi người là khác nhau, và bản thân mình luôn cố gắng cho phép mình có 2 tuần để lựa chọn điều phù hợp nhất. Phân vân có nên mua món đồ ngày không? ⇒ Chờ để xem sau 2 tuần còn thích hay không. Phân vân có nên yêu người này không? ⇒ Chờ để xem sau 2 tuần còn thích người ta nhiều như bây giờ không, và vừa tiện cũng tìm hiểu thêm về người ta luôn.

Thử thì biết

Thử là phương pháp giảm thiểu rủi ro nếu ta có lỡ Muốn lầm. Con người ta thường tiếc số tài nguyên phải bỏ ra khi thử trải nghiệm kết quả của một quyết định nào đó. Ví dụ: Tiếc tiền một ống chiết 10ml để thử mùi, thay vào đó mua luôn cả chai nước hoa 100ml, hay tiếc liêm sỉ mượn thằng bạn chiếc xe để đi thử trước khi mua một chiếc tương tự.

Thực chất, số tài nguyên tưởng như lãng phí này lại có thể giúp ta giảm thiểu đáng kể sự lãng phí cả về tiền bạc lẫn cảm xúc nếu có lỡ đánh giá sai về sự khoái lạc sau khi đưa ra quyết định.

Hồi quy về trung bình trong cảm xúc

Hàn lâm nhỉ? Thực chất đây là một phương pháp mình mới học được từ người bạn gái, và cũng là bạn thân của mình. Cụ thể, ta nên học cách cân bằng cảm xúc, không chỉ với những điều tích cực mà cả với những điều tiêu cực. Nếu một dự đoán có vẻ quá khả quan và hứa hẹn đem lại sự khoái lạc, hãy điều chỉnh sự hứng thú của mình xuống một chút. Nếu một dự đoán có vẻ quá bi quan và hứa hẹn đem lại sự đau khổ, hãy điều chỉnh sự lo lắng của mình xuống một chút. Điều này không chỉ khiến những kết quả (hoặc hậu quả) mang lại cảm xúc ổn định hơn, mà còn mở ra cơ hội để ta tìm hiểu và cân nhắc kỹ hơn trước khi đưa ra quyết định.

Tóm lại là

Muốn lầm là một yếu tố nghiêm trọng tạo nên những quyết định thiếu sáng suốt. Chính bản thân mình đã lãng phí rất nhiều tiền bạc, thời gian và cảm xúc chỉ vì những quyết định mang tính nhất thời. Tuy nhiên, những phương pháp kể trên đang phần nào giúp mình trở nên khôn ngoan hơn trong mỗi lần phải đưa ra một quyết định, dù lớn hay nhỏ. Vì vậy, mình tin việc chia sẻ, và thừa nhận những lỗi sai của mình, sẽ giúp các bạn cải thiện chất lượng của mỗi lựa chọn mà các bạn đưa ra.