Vô kỷ luật một cách kỷ luật
Vô kỷ luật một cách kỷ luật
Jan 23, 2023
Jan 23, 2023
5
5
minutes read
minutes read
Table of content
Sơ qua
Cũng đã gần đến cuối năm, đây là thời điểm để mình reflect lại những gì mà mình đã làm được trong năm nay. Có vô số những điều mình chưa làm được, những thứ mình đã từ bỏ, cũng như những mục tiêu mà mình đã hoàn thành trên cả kỳ vọng của bản thân. Trong đó, mình tự hào khi nhận ra rằng bản thân mình là một người sống có kỷ luật (ít nhất trên một số khía cạnh của cuộc sống). Trong bài viết này, mình sẽ phân tích sâu và chia sẻ cách suy nghĩ và hành động của bản thân để đưa ra một vài kinh nghiệm trong việc xây dựng một bộ luật kỷ cương.
Vào việc
Kỷ luật là gì?
Kỷ luật bản thân với mình là khả năng tự kiểm soát bản thân để suy nghĩ và hành động theo một xu hướng nào đó, thường là tích cực, bất kể trong trường hợp nào.
Kỷ luật trong khía cạnh nào?
Thường thì trong tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, tính kỷ luật là một mấu chốt quan trọng dẫn tới thành công. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, kỷ luật là kiểm soát bản thân, mà kiểm soát bản thân lại yêu cầu rất nhiều nỗ lực tinh thần. Một khi nỗ lực tinh thần cạn kiệt, ta sẽ khó có thể duy trì tính kỷ luật về lâu về dài hơn. Do đó, việc lựa chọn tập trung vào một số khía cạnh trong cuộc sống để xây dựng kỷ luật là một cách chậm mà chắc trên con đường hình thành tính kỷ luật nói chung.
Bản thân mình lựa chọn hai khía cạnh lớn là công việc và học tập làm ưu tiên hàng đầu trong việc kỷ luật. Trong đó là vô số những yếu tố nhỏ cần được thực hiện một cách có trật tự. Ví dụ, trong học tập, mình kỷ luật bằng cách luôn dậy sớm đọc sách, hay trong công việc, mình luôn hoàn thành công việc sớm nhất có thể thay vì phụ thuộc vào deadline. Ngược lại, mình đã đánh đổi những khía cạnh kém ưu tiên, ví dụ như trong chế độ ăn uống hay duy trì các mối quan hệ xã hội.
Sự xung đột của tính kỷ luật
Cái nịt cảm xúc
Dù đã chọn được khía cạnh ưu tiên để xây dựng kỷ luật, việc giữ cho bản thân nhất quán trong cách suy nghĩ và hành vi vẫn tiêu tốn của chúng ta rất nhiều nỗ lực tinh thần. Hãy thử nghĩ bạn đã phải vượt qua cảm giác sung sướng trong chăn một cách đau đớn thế nào để có thể thức dậy đi học vào một ngày mưa. Mỗi lần như vậy, là một lần ta kéo căng cái nịt cảm xúc của bản thân. Về lâu về dài, cái nịt sẽ càng căng và đến một ngày nào đó, nó sẽ bật, hoặc đứt. Hay nói cách khác, ta sẽ mất kỷ luật trong một thời gian dài, hoặc tệ hơn là bỏ hẳn kỷ luật.
“I'm like a rubber band until you pull too hard, I may snap and I move fast” - Elastic Heart bởi Sia.
Do đó, việc cho phép bản thân mình được thả lỏng và vô kỷ luật là cần thiết để duy trì tính kỷ luật trong lâu dài, như cách ta giữ cho cái nịt không bị bật hay đứt.
Hiệu ứng What-the hell
Hiệu ứng “What-the-hell” dùng để chỉ vòng lặp khi bạn phá vỡ kỷ luật, hối hận sau đó tiếp tục hành động vô kỷ luật. Hãy nghĩ đến lần đầu tiên bạn muộn học, bạn đã nghĩ rằng điều đó thật tệ, rằng bạn sẽ phải viết bản kiểm điểm và bị trừ hành kiểm, nhưng “what-the-hell”, dù gì hạnh kiểm cũng đã bị trừ rồi, từ lần sau có muộn học cũng chẳng đau đớn bằng lần đầu nữa. Hiệu ứng này cũng áp dụng cho lần ta thất bại trong việc giảm cân, hay thất bại trong việc tiết kiệm tiền. Do đó, lần vô kỷ luật đầu tiền luôn là trường hợp cần ưu tiên phòng tránh.
Vậy là, muốn duy trì kỷ luật, vừa cần cho phép bản thân mình vô kỷ luật, nhưng cũng vừa phải giữ cho lần vô kỷ luật đầu tiên không xảy ra phải không? Làm sao điều này có thể khả thi được?
Vô kỷ luật một cách có kỷ luật
Cách mình chọn để duy trì kỷ luật bản thân là làm cả hai cách trên. Mình đã xây dựng cho bản thân một bộ luật kỷ cương cá nhân, trong đó mình đã lên kế hoạch cho sự vô kỷ luật trong phạm vi cho phép và tuân thủ nó một cách kỷ luật. Ví dụ nhé, mình luôn dậy sớm hàng ngày để đọc sách, nhưng thứ Tư hàng tuần sẽ là ngày mình chỉ thức dậy đủ sớm để đi làm. Hay mình luôn cố làm bài tập trên trường sớm nhất có thể, nhưng mình luôn sẵn sàng thay thế một buổi tối làm bài bằng một việc khác như xem phim hay ra ngoài với người yêu nếu như việc hoàn thành khối lượng bài tập sớm hơn deadline một khoảng thời gian nhất định là khả thi.
Tuy nhiên, vô kỷ luật một cách có kỷ luật khó ở chỗ, ta phải thật sự cẩn trọng và chi tiết khi xây dựng bộ luật kỷ cương nhằm đánh giá những lợi ích và hậu quả của sự vô kỷ luật. Điều này yêu cầu một sự tập trung và nỗ lực nhất định để xác định tình huống nào có thể thả lỏng cái nịt cảm xúc mà không để bản thân mình bị nuốt chửng bởi hiệu ứng “What-the-hell”. Thật may, bộ luật này có thể được điều chỉnh và nâng cấp theo thời gian, dựa trên trải nghiệm cá nhân, thay vì cần phải được hoàn thành từ trước khi xây dựng thói quen kỷ luật.
Tóm lại là
Kỷ luật không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bản thân, mà còn được dùng như một tiêu chí đánh giá mức độ đáng tin tưởng của ta trong mắt người khác. Vì vậy, việc có một bộ luật kỷ cương cá nhân, được xây dựng từ chính những chiêm nghiệm của bản thân cũng như tham khảo của những hình mẫu bản thân muốn trở thành là một tài sản đáng được đầu tư thật sớm và thật kiên định. Nhưng tin mình đi, đây chắc chắn là một khoản đầu tư với lợi nhuận khổng lồ mà rủi ro bằng không. Trên đây, mình đã chia sẻ một số điều chính trong bộ luật của bản thân mình mà mọi người có thể tham khảo, cũng như là một lời nhắc nhở cho chính bản thân mình hãy luôn giữ gìn và phát triển một lối sống kỷ luật. Để kết thúc, mình xin quote lại một câu nói đắt từ một người đi trước:
“Kỷ luật là vô cùng quan trọng, nhấn mạnh là vô cùng quan trọng, nhưng đừng lạm dụng nó, nó sẽ khiến cho bản thân mình kiệt quệ.”
Sơ qua
Cũng đã gần đến cuối năm, đây là thời điểm để mình reflect lại những gì mà mình đã làm được trong năm nay. Có vô số những điều mình chưa làm được, những thứ mình đã từ bỏ, cũng như những mục tiêu mà mình đã hoàn thành trên cả kỳ vọng của bản thân. Trong đó, mình tự hào khi nhận ra rằng bản thân mình là một người sống có kỷ luật (ít nhất trên một số khía cạnh của cuộc sống). Trong bài viết này, mình sẽ phân tích sâu và chia sẻ cách suy nghĩ và hành động của bản thân để đưa ra một vài kinh nghiệm trong việc xây dựng một bộ luật kỷ cương.
Vào việc
Kỷ luật là gì?
Kỷ luật bản thân với mình là khả năng tự kiểm soát bản thân để suy nghĩ và hành động theo một xu hướng nào đó, thường là tích cực, bất kể trong trường hợp nào.
Kỷ luật trong khía cạnh nào?
Thường thì trong tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, tính kỷ luật là một mấu chốt quan trọng dẫn tới thành công. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, kỷ luật là kiểm soát bản thân, mà kiểm soát bản thân lại yêu cầu rất nhiều nỗ lực tinh thần. Một khi nỗ lực tinh thần cạn kiệt, ta sẽ khó có thể duy trì tính kỷ luật về lâu về dài hơn. Do đó, việc lựa chọn tập trung vào một số khía cạnh trong cuộc sống để xây dựng kỷ luật là một cách chậm mà chắc trên con đường hình thành tính kỷ luật nói chung.
Bản thân mình lựa chọn hai khía cạnh lớn là công việc và học tập làm ưu tiên hàng đầu trong việc kỷ luật. Trong đó là vô số những yếu tố nhỏ cần được thực hiện một cách có trật tự. Ví dụ, trong học tập, mình kỷ luật bằng cách luôn dậy sớm đọc sách, hay trong công việc, mình luôn hoàn thành công việc sớm nhất có thể thay vì phụ thuộc vào deadline. Ngược lại, mình đã đánh đổi những khía cạnh kém ưu tiên, ví dụ như trong chế độ ăn uống hay duy trì các mối quan hệ xã hội.
Sự xung đột của tính kỷ luật
Cái nịt cảm xúc
Dù đã chọn được khía cạnh ưu tiên để xây dựng kỷ luật, việc giữ cho bản thân nhất quán trong cách suy nghĩ và hành vi vẫn tiêu tốn của chúng ta rất nhiều nỗ lực tinh thần. Hãy thử nghĩ bạn đã phải vượt qua cảm giác sung sướng trong chăn một cách đau đớn thế nào để có thể thức dậy đi học vào một ngày mưa. Mỗi lần như vậy, là một lần ta kéo căng cái nịt cảm xúc của bản thân. Về lâu về dài, cái nịt sẽ càng căng và đến một ngày nào đó, nó sẽ bật, hoặc đứt. Hay nói cách khác, ta sẽ mất kỷ luật trong một thời gian dài, hoặc tệ hơn là bỏ hẳn kỷ luật.
“I'm like a rubber band until you pull too hard, I may snap and I move fast” - Elastic Heart bởi Sia.
Do đó, việc cho phép bản thân mình được thả lỏng và vô kỷ luật là cần thiết để duy trì tính kỷ luật trong lâu dài, như cách ta giữ cho cái nịt không bị bật hay đứt.
Hiệu ứng What-the hell
Hiệu ứng “What-the-hell” dùng để chỉ vòng lặp khi bạn phá vỡ kỷ luật, hối hận sau đó tiếp tục hành động vô kỷ luật. Hãy nghĩ đến lần đầu tiên bạn muộn học, bạn đã nghĩ rằng điều đó thật tệ, rằng bạn sẽ phải viết bản kiểm điểm và bị trừ hành kiểm, nhưng “what-the-hell”, dù gì hạnh kiểm cũng đã bị trừ rồi, từ lần sau có muộn học cũng chẳng đau đớn bằng lần đầu nữa. Hiệu ứng này cũng áp dụng cho lần ta thất bại trong việc giảm cân, hay thất bại trong việc tiết kiệm tiền. Do đó, lần vô kỷ luật đầu tiền luôn là trường hợp cần ưu tiên phòng tránh.
Vậy là, muốn duy trì kỷ luật, vừa cần cho phép bản thân mình vô kỷ luật, nhưng cũng vừa phải giữ cho lần vô kỷ luật đầu tiên không xảy ra phải không? Làm sao điều này có thể khả thi được?
Vô kỷ luật một cách có kỷ luật
Cách mình chọn để duy trì kỷ luật bản thân là làm cả hai cách trên. Mình đã xây dựng cho bản thân một bộ luật kỷ cương cá nhân, trong đó mình đã lên kế hoạch cho sự vô kỷ luật trong phạm vi cho phép và tuân thủ nó một cách kỷ luật. Ví dụ nhé, mình luôn dậy sớm hàng ngày để đọc sách, nhưng thứ Tư hàng tuần sẽ là ngày mình chỉ thức dậy đủ sớm để đi làm. Hay mình luôn cố làm bài tập trên trường sớm nhất có thể, nhưng mình luôn sẵn sàng thay thế một buổi tối làm bài bằng một việc khác như xem phim hay ra ngoài với người yêu nếu như việc hoàn thành khối lượng bài tập sớm hơn deadline một khoảng thời gian nhất định là khả thi.
Tuy nhiên, vô kỷ luật một cách có kỷ luật khó ở chỗ, ta phải thật sự cẩn trọng và chi tiết khi xây dựng bộ luật kỷ cương nhằm đánh giá những lợi ích và hậu quả của sự vô kỷ luật. Điều này yêu cầu một sự tập trung và nỗ lực nhất định để xác định tình huống nào có thể thả lỏng cái nịt cảm xúc mà không để bản thân mình bị nuốt chửng bởi hiệu ứng “What-the-hell”. Thật may, bộ luật này có thể được điều chỉnh và nâng cấp theo thời gian, dựa trên trải nghiệm cá nhân, thay vì cần phải được hoàn thành từ trước khi xây dựng thói quen kỷ luật.
Tóm lại là
Kỷ luật không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bản thân, mà còn được dùng như một tiêu chí đánh giá mức độ đáng tin tưởng của ta trong mắt người khác. Vì vậy, việc có một bộ luật kỷ cương cá nhân, được xây dựng từ chính những chiêm nghiệm của bản thân cũng như tham khảo của những hình mẫu bản thân muốn trở thành là một tài sản đáng được đầu tư thật sớm và thật kiên định. Nhưng tin mình đi, đây chắc chắn là một khoản đầu tư với lợi nhuận khổng lồ mà rủi ro bằng không. Trên đây, mình đã chia sẻ một số điều chính trong bộ luật của bản thân mình mà mọi người có thể tham khảo, cũng như là một lời nhắc nhở cho chính bản thân mình hãy luôn giữ gìn và phát triển một lối sống kỷ luật. Để kết thúc, mình xin quote lại một câu nói đắt từ một người đi trước:
“Kỷ luật là vô cùng quan trọng, nhấn mạnh là vô cùng quan trọng, nhưng đừng lạm dụng nó, nó sẽ khiến cho bản thân mình kiệt quệ.”