Unspecified industry
Case Study: Giúp cho nhân viên cảm thấy được kết nối ở môi trường làm việc
Case Study: Giúp cho nhân viên cảm thấy được kết nối ở môi trường làm việc
Dec 12, 2022
Dec 12, 2022
15
15
minutes read
minutes read
My role
Project manager: Lý Ngọc Mẫn
Reseachers: Nguyễn Thị Giang, Hoàng Đàm Khánh
Product Designer: Hoàng Đàm Khánh
Overview
EX là một sản phẩm được phát triển bởi nhóm gồm 3 thành viên dự thi FPT Polytechnic: UI/UX Hackathon 2022. Với vị trí là những người nhân viên mới chuyển công tác trước khi cuộc thi diễn ra, nhóm mình đã chọn chủ để The Great Resignation - Cuộc khủng hoảng Nghỉ việc để nghiên cứu và đưa ra giải pháp giúp xoa dịu xu hướng này tại Việt Nam.
Table of content
Tổng quan
Cuộc khủng hoảng nghỉ việc
The Great Resignation, hay còn gọi là Cuộc khủng hoảng nghỉ việc là cụm từ xuất hiện từ giữa năm 2021 để miêu tả làn sóng nghỉ việc hàng loạt của các người lao động Mỹ. Không chỉ dừng lại tại Mỹ, làn sóng nghỉ việc cũng đã và đang lan rộng tới nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Mục tiêu dự án
❓ Thiết kế một giải pháp giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của người lao động tại Việt Nam.
Thách thức
Các vấn đề của người lao động chưa được doanh nghiệp Việt Nam chú trọng quan tâm Trong thời buổi hậu Covid, các doanh nghiệp phải gồng mình để phục hồi và phát triển từ những hậu quả do đại dịch để lại, vì vậy các vấn đề nhân sự chưa phải vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp chọn để giải quyết.
😪 Người lao động, đặc biệt là nhóm lao động trẻ kỳ vọng cao hơn ở môi trường làm việc Sau đại dịch Covid, việc thay đổi thói quen làm việc ở các nhóm lao động, cùng với việc nhóm thế hệ trẻ (Gen Z) bắt đầu tham gia vào thị trường lao động khiến cho kỳ vọng nói chung của người lao động, đặc biệt là ở các thành phố lớn ngày càng cao hơn.
Quá trình
Desk research
Mục tiêu nghiên cứu
Hiểu được những thống kê về cuộc khủng hoảng Nghỉ việc tại Việt Nam
Hiểu được những lí do nói chung khiến người làm động Việt Nam quyết định nghỉ việc
Hiểu được cách các doanh nghiệp giữ chân người lao động
Những phát hiện chính
Phát hiện #1: Những con số thống kê về cuộc khủng hoảng Nghỉ việc tại Việt Nam cho thấy hiện trạng đáng báo động.
Tính đến quý I năm 2022, tỷ lệ nghỉ việc được ghi nhận cao nhất trong 3 năm trở lại đây
Tính tới tháng 4 năm 2022, có tới 260.000 thành viên tại Việt Nam bật chế độ “Open to work” trên Linkedin.
⇒ Điều này cho thấy người lao động tại Việt Nam có xu hướng sẵn sàng nghỉ việc và công khai tìm kiếm cơ hội mới.
Phát hiện #2: Những lí do khiến người lao động Việt Nam đi tới quyết định nghỉ việc.
Mức lương thưởng và phụ cấp không đủ với nhu cầu cuộc sống
Thiếu khả năng thăng tiến
Không cân bằng được công việc và cuộc sống
⇒ Những lí do kể trên còn được cấu thành từ rất nhiều lí do nhỏ hơn
Phát hiện #3: Cách các doanh nghiệp giữ chân người lao động vô cùng sơ sài
Phần lớn các doanh nghiệp chọn cách tăng mức lương và phụ cấp để giữ chân những người lao động mà họ cảm thấy có giá trị cho doanh nghiệp
Phỏng vấn sâu
Để có thể hiểu sâu về những lí đằng sau quyết định nghỉ việc, nhóm mình đã phỏng vấn sâu 4 người lãnh đạo (đại diện cho phía doanh nghiệp) và 6 người nhân viên để có thể nhìn nhận vấn đề từ cả hai phía
Mục tiêu phỏng vấn (dành cho người lãnh đạo)
Hiểu được cảm xúc của người lãnh đạo khi nhân viên nghỉ việc
Hiểu được các lí do nghỉ việc của nhân viên mà người quản lý nghĩ
Hiểu được cách họ giữ chân nhân viên
Hiểu được những khó khăn trong cách họ giữ chân nhân viên
Mục tiêu phỏng vấn (dành cho người nhân viên)
Hiểu được những lí do người nhân viên nghỉ việc
Hiểu được cảm xúc của nhân viên trong môi trường làm việc
Hiểu được cách nhân viên tương tác với lãnh đạo trong môi trường làm việc
Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của nhân viên trong môi trường làm việc
Hiểu được những khó khăn của nhân viên trong môi trường làm việc
Đối tượng phỏng vấn (dành cho người lãnh đạo)
Những người có chức vụ từ quản lý trở lên trong một công ty/doanh nghiệp
Đối tượng phỏng vấn (dành cho người nhân viên)
Nhân viên vừa nghỉ việc/chuyển việc trong 6 tháng gần nhất
Những phát hiện chính
Phát hiện #1: Những lí do nghỉ việc theo ý kiến của người lãnh đạo:
Nhân viên nghỉ việc chủ yếu là do vấn đề lương thưởng
Nhân viên nghỉ việc do thiếu kiên nhẫn với mục tiêu của bản thân
Nhân viên nghỉ việc do cảm thấy không đáp ứng được yêu cầu công việc
Nhân viên nghỉ việc do không cân bằng được công việc và cuộc sống
Phát hiện #2: Những lí do nghỉ việc theo ý kiến của người nhân viên:
Nhân viên nghỉ việc vì thấy không phù hợp với mindset của người lãnh đạo và đồng nghiệp
Nhân viên nghỉ việc do không được công nhận và tôn trọng
Nhân viên nghỉ việc do không cân bằng được công việc và cuộc sống
Nhân viên nghỉ việc do muốn một môi trường làm việc linh hoạt hơn
Nhân viên nghỉ việc do không có lộ trình thăng tiến cụ thể
Nhân viên nghỉ việc do vấn đề lương thưởng
Phát hiện #3: Người lãnh đạo cũng chưa hiểu rõ về nhân viên của mình
Dễ thấy từ 2 phát hiện trên, phần lớn những vấn đề của nhân viên đều nằm trong khả năng của doanh nghiệp, nhưng chính những người lãnh đạo chưa nắm bắt được những kỳ vọng và nỗi đau từ phía người lao động
Phát hiện #4: Nhân viên đã gắn bó với doanh nghiệp từ khoảng 1 đến 2 năm trở lên có xu hướng gắn bó lâu dài, tuy nhiên kỳ vọng với doanh nghiệp cũng cao hơn
Personas
Sau khi phân tích những ý kiến từ phỏng vấn sâu, mình quyết định tập trung vào giải pháp dành cho người nhân viên trong doanh nghiệp. Mình quyết định chia các đối tượng thành hai nhóm:
Nhân viên trên 2 năm gắn bó và Nhân viên dưới 2 năm gắn bó.
How Might We
HMW giúp cho nhân viên cảm thấy được kết nối với doanh nghiệp của mình?
Product value
Mình đã cùng nhóm thảo luận để đưa ra những tính năng cần có trong sản phẩm, dựa trên phân tích những nỗi đau của 2 nhóm người dùng kể trên và độ khả thi đối với phần lớn doanh nghiệp.
Thông báo nội bộ
Vinh danh những cá nhân, tập thể xuất sắc
Sự quan tâm của công ty đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên
Thống kê thu nhập minh bạch, rõ ràng
Tăng tính tương tác và kết nối giữa nhân viên với nhau
Giải pháp
Wireframe
Thiết kế
Style guide
High Fidelity Prototype
Đường link tới Prototype: https://www.figma.com/proto/f9UoDNoad3tkc5J2mUTvxI/EX?page-id=0%3A1&node-id=66%3A2160&viewport=892%2C350%2C0.13&scaling=scale-down&starting-point-node-id=247%3A3152
Tổng kết
Những bài học mình đã học được thông qua dự án này
Bài học 1: Nhìn vấn đề từ nhiều phía
Khi lên kế hoạch phỏng vấn sâu, ban đầu nhóm mình chỉ định phỏng vấn nhân viên mới nghỉ việc, tuy nhiên sau đó bọn mình nhận ra nếu chỉ nhìn vấn đề từ phía nhân viên sẽ là thiếu sót khi người lãnh đạo và doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc.
Bài học 2: Tránh lan man trong giải pháp
Sau khi phân tích nỗi đau của người dùng, nhóm mình đã liệt kê vô số tính năng để giải quyết các vấn đề lớn nhỏ khác nhau. Ước tính lúc đó mình sẽ phải thiết kế lên tới hơn 100 màn. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc và tập trung vào các vấn đề thực sự cần giải quyết, mình đã chỉ chọn lựa ra những tính năng quan trọng nhất và khả thi nhất từ phía doanh nghiệp, khiến cho nhóm mình tự tin hơn về giá trị của từng tính năng.
Tổng quan
Cuộc khủng hoảng nghỉ việc
The Great Resignation, hay còn gọi là Cuộc khủng hoảng nghỉ việc là cụm từ xuất hiện từ giữa năm 2021 để miêu tả làn sóng nghỉ việc hàng loạt của các người lao động Mỹ. Không chỉ dừng lại tại Mỹ, làn sóng nghỉ việc cũng đã và đang lan rộng tới nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Mục tiêu dự án
❓ Thiết kế một giải pháp giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của người lao động tại Việt Nam.
Thách thức
Các vấn đề của người lao động chưa được doanh nghiệp Việt Nam chú trọng quan tâm Trong thời buổi hậu Covid, các doanh nghiệp phải gồng mình để phục hồi và phát triển từ những hậu quả do đại dịch để lại, vì vậy các vấn đề nhân sự chưa phải vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp chọn để giải quyết.
😪 Người lao động, đặc biệt là nhóm lao động trẻ kỳ vọng cao hơn ở môi trường làm việc Sau đại dịch Covid, việc thay đổi thói quen làm việc ở các nhóm lao động, cùng với việc nhóm thế hệ trẻ (Gen Z) bắt đầu tham gia vào thị trường lao động khiến cho kỳ vọng nói chung của người lao động, đặc biệt là ở các thành phố lớn ngày càng cao hơn.
Quá trình
Desk research
Mục tiêu nghiên cứu
Hiểu được những thống kê về cuộc khủng hoảng Nghỉ việc tại Việt Nam
Hiểu được những lí do nói chung khiến người làm động Việt Nam quyết định nghỉ việc
Hiểu được cách các doanh nghiệp giữ chân người lao động
Những phát hiện chính
Phát hiện #1: Những con số thống kê về cuộc khủng hoảng Nghỉ việc tại Việt Nam cho thấy hiện trạng đáng báo động.
Tính đến quý I năm 2022, tỷ lệ nghỉ việc được ghi nhận cao nhất trong 3 năm trở lại đây
Tính tới tháng 4 năm 2022, có tới 260.000 thành viên tại Việt Nam bật chế độ “Open to work” trên Linkedin.
⇒ Điều này cho thấy người lao động tại Việt Nam có xu hướng sẵn sàng nghỉ việc và công khai tìm kiếm cơ hội mới.
Phát hiện #2: Những lí do khiến người lao động Việt Nam đi tới quyết định nghỉ việc.
Mức lương thưởng và phụ cấp không đủ với nhu cầu cuộc sống
Thiếu khả năng thăng tiến
Không cân bằng được công việc và cuộc sống
⇒ Những lí do kể trên còn được cấu thành từ rất nhiều lí do nhỏ hơn
Phát hiện #3: Cách các doanh nghiệp giữ chân người lao động vô cùng sơ sài
Phần lớn các doanh nghiệp chọn cách tăng mức lương và phụ cấp để giữ chân những người lao động mà họ cảm thấy có giá trị cho doanh nghiệp
Phỏng vấn sâu
Để có thể hiểu sâu về những lí đằng sau quyết định nghỉ việc, nhóm mình đã phỏng vấn sâu 4 người lãnh đạo (đại diện cho phía doanh nghiệp) và 6 người nhân viên để có thể nhìn nhận vấn đề từ cả hai phía
Mục tiêu phỏng vấn (dành cho người lãnh đạo)
Hiểu được cảm xúc của người lãnh đạo khi nhân viên nghỉ việc
Hiểu được các lí do nghỉ việc của nhân viên mà người quản lý nghĩ
Hiểu được cách họ giữ chân nhân viên
Hiểu được những khó khăn trong cách họ giữ chân nhân viên
Mục tiêu phỏng vấn (dành cho người nhân viên)
Hiểu được những lí do người nhân viên nghỉ việc
Hiểu được cảm xúc của nhân viên trong môi trường làm việc
Hiểu được cách nhân viên tương tác với lãnh đạo trong môi trường làm việc
Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của nhân viên trong môi trường làm việc
Hiểu được những khó khăn của nhân viên trong môi trường làm việc
Đối tượng phỏng vấn (dành cho người lãnh đạo)
Những người có chức vụ từ quản lý trở lên trong một công ty/doanh nghiệp
Đối tượng phỏng vấn (dành cho người nhân viên)
Nhân viên vừa nghỉ việc/chuyển việc trong 6 tháng gần nhất
Những phát hiện chính
Phát hiện #1: Những lí do nghỉ việc theo ý kiến của người lãnh đạo:
Nhân viên nghỉ việc chủ yếu là do vấn đề lương thưởng
Nhân viên nghỉ việc do thiếu kiên nhẫn với mục tiêu của bản thân
Nhân viên nghỉ việc do cảm thấy không đáp ứng được yêu cầu công việc
Nhân viên nghỉ việc do không cân bằng được công việc và cuộc sống
Phát hiện #2: Những lí do nghỉ việc theo ý kiến của người nhân viên:
Nhân viên nghỉ việc vì thấy không phù hợp với mindset của người lãnh đạo và đồng nghiệp
Nhân viên nghỉ việc do không được công nhận và tôn trọng
Nhân viên nghỉ việc do không cân bằng được công việc và cuộc sống
Nhân viên nghỉ việc do muốn một môi trường làm việc linh hoạt hơn
Nhân viên nghỉ việc do không có lộ trình thăng tiến cụ thể
Nhân viên nghỉ việc do vấn đề lương thưởng
Phát hiện #3: Người lãnh đạo cũng chưa hiểu rõ về nhân viên của mình
Dễ thấy từ 2 phát hiện trên, phần lớn những vấn đề của nhân viên đều nằm trong khả năng của doanh nghiệp, nhưng chính những người lãnh đạo chưa nắm bắt được những kỳ vọng và nỗi đau từ phía người lao động
Phát hiện #4: Nhân viên đã gắn bó với doanh nghiệp từ khoảng 1 đến 2 năm trở lên có xu hướng gắn bó lâu dài, tuy nhiên kỳ vọng với doanh nghiệp cũng cao hơn
Personas
Sau khi phân tích những ý kiến từ phỏng vấn sâu, mình quyết định tập trung vào giải pháp dành cho người nhân viên trong doanh nghiệp. Mình quyết định chia các đối tượng thành hai nhóm:
Nhân viên trên 2 năm gắn bó và Nhân viên dưới 2 năm gắn bó.
How Might We
HMW giúp cho nhân viên cảm thấy được kết nối với doanh nghiệp của mình?
Product value
Mình đã cùng nhóm thảo luận để đưa ra những tính năng cần có trong sản phẩm, dựa trên phân tích những nỗi đau của 2 nhóm người dùng kể trên và độ khả thi đối với phần lớn doanh nghiệp.
Thông báo nội bộ
Vinh danh những cá nhân, tập thể xuất sắc
Sự quan tâm của công ty đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên
Thống kê thu nhập minh bạch, rõ ràng
Tăng tính tương tác và kết nối giữa nhân viên với nhau
Giải pháp
Wireframe
Thiết kế
Style guide
High Fidelity Prototype
Đường link tới Prototype: https://www.figma.com/proto/f9UoDNoad3tkc5J2mUTvxI/EX?page-id=0%3A1&node-id=66%3A2160&viewport=892%2C350%2C0.13&scaling=scale-down&starting-point-node-id=247%3A3152
Tổng kết
Những bài học mình đã học được thông qua dự án này
Bài học 1: Nhìn vấn đề từ nhiều phía
Khi lên kế hoạch phỏng vấn sâu, ban đầu nhóm mình chỉ định phỏng vấn nhân viên mới nghỉ việc, tuy nhiên sau đó bọn mình nhận ra nếu chỉ nhìn vấn đề từ phía nhân viên sẽ là thiếu sót khi người lãnh đạo và doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc.
Bài học 2: Tránh lan man trong giải pháp
Sau khi phân tích nỗi đau của người dùng, nhóm mình đã liệt kê vô số tính năng để giải quyết các vấn đề lớn nhỏ khác nhau. Ước tính lúc đó mình sẽ phải thiết kế lên tới hơn 100 màn. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc và tập trung vào các vấn đề thực sự cần giải quyết, mình đã chỉ chọn lựa ra những tính năng quan trọng nhất và khả thi nhất từ phía doanh nghiệp, khiến cho nhóm mình tự tin hơn về giá trị của từng tính năng.