Đọc sách đừng xem sách
Đọc sách đừng xem sách
Jan 23, 2023
Jan 23, 2023
5
5
minutes read
minutes read
Table of content
Sơ qua
Thời gian gần đây, mình khá là tự hào vì đã làm được một việc mà trước đây mình không thể làm được, đó là việc nghiêm túc đọc sách. Mình đã có một thời gian dài anti việc đọc sách, mà cơ bản là để né tránh việc mình khó có thể tập trung và rút ra được bài học qua việc đọc sách, như thể là con cáo và chùm nho vậy. Tuy nhiên, mặc dù bây giờ mình chưa thể hoàn toàn nói rằng mình có một lối đọc sách hiệu quả nhất, nhưng mình tự tin là mình đã có thể đọc sách một cách vui vẻ và hữu ích hơn rất nhiều. Vì vậy, bài viết này, ngoài để chia sẻ cách mình đọc sách, còn là một lời tri ân tới những người bạn trong hiệu sách số 2, và người yêu mình - những người đã cùng mình đàm đạo về những kiến thức đọc được.
Vào việc
Ngày xửa ngày xưa
Từ nhỏ, cụ thể là hồi còn cấp 2, mình đã được dạy dỗ về tầm quan trọng của việc đọc sách. Tuy nhiên, đọc sách như nào và đọc sách gì, thì chả có ai dạy mình cả. Thế nên mình đã ra hiệu sách và mua cả series những cuốn tiểu thuyết về để đọc. Bộ sách đầu tiên mình xin bố mẹ mua là Percy Jackson and the Olympians. Và rồi thì sau đó mình đọc được 3 cuốn trước khi vứt xó những quyển còn lại.
⇒ Mục đích đọc của mình lúc này là để thỏa mãn trí tò mò, mà trí tò mò của một đứa trẻ thì phân tán ở rất nhiều nơi chứ không riêng gì sách
Lên cấp 3, để chuẩn bị cho việc đi du học, mình chuyển sang đọc sách viết bằng Tiếng Anh. Và vì hồi đó lịch học khá là dày đặc, nên mình thường đọc sách vào giờ ra chơi. Thực tế, lúc này mình để ý những từ vựng mình chưa biết nhiều hơn là nội dung quyển sách viết gì.
⇒ Mục đích đọc lúc này của mình là học từ vựng.
Sang đến nước Úc, mình đọc bất kỳ quyển sách nào mà vô tình va phải ánh mắt của mình trong những buổi vi vu trung tâm thương mại. Mình đọc mỗi khi nào mình ở một mình. Nhưng mình cũng vẫn không quan tâm lắm đến những gì sách viết. ⇒ Mục đích đọc lúc này của mình là giết thời gian, và tránh khỏi cảm giác cô đơn.
Về đến Việt Nam, lúc này nổi lên phong trào self-help, và hình ảnh những bạn trẻ ngồi quán cà phê vào sáng sớm, vừa nhâm nhi tách trà vừa đọc những cuốn sách kiểu: Đắc nhân tâm, Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ, blah blah, trong mắt mình là rất tri thức. Thế nên mình cũng làm theo. Mình vẫn đọc mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào có thời gian rảnh. Vấn đề là, chữ vẫn chỉ chạy qua đầu, chứ không ở lại. ⇒ Mục đích đọc lúc này của mình là thỏa mãn sự FOMO.
Và rồi sau đó, chả còn sau đó nào nữa. Mình bỏ hẳn việc đọc sách và coi đó là một việc tốn thời gian và kém hiệu quả.
Ngày nảy ngày nay
Và mãi cho đến gần đây, mình nhận ra rằng mình đang thiếu đi tư duy sâu, như mình đã nói trong bài viết đầu tiên trên blogs, mình mới quay trở lại thói quen đọc sách. Từ ấy, cuộc sống và cách tư duy của mình cũng thay đổi theo chiều hướng sâu sắc hơn. Mình nhớ được những thứ mình đọc nhiều hơn. Những kiến thức từ trong sách cũng được đưa ra thực tế trong cuộc sống mình nhiều hơn. Và cuối cùng, từ những tri thức mình có, mình cũng chém gió hay hơn và nhiều người nghe hơn nữa. Vô tình, mình được gặp gỡ và giao lưu với những người bạn cũng muốn gia tăng hiệu quả đọc sách tại cộng đồng UX Foundation.
Đây cũng là lúc mình nhận ra những sai lầm khiến cho việc đọc sách trước kia của mình chán nản và khó khăn đến vậy.
Sai lầm và giải pháp
Chọn sai sách
Chọn sai sách, thì thà không đọc sách còn tốt hơn. Việc mình ăn tạp trong khẩu vị đọc sách đã khiến mình kém hứng thú với quyển sách mình đang đọc đi rất nhiều. Mình đã có đọc một quyển sách self-help mà mình quyết định gấp nó lại sau khi đọc 2 chương đầu tiên. Mình không muốn đá đổ chén cơm của tác giả, nhưng quyển sách này đã đem đến cho mình một viễn cảnh cuộc sống quá tiêu cực. Và đến giờ, mình vẫn thấy hạnh phúc vì đã không tiếp tục đọc quyển sách đó.
Giờ đây, mình chọn tập trung vào những quyển sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình đang theo đuổi, hoặc giúp ích mình trong những vấn đề mình đang giải quyết trong cuộc sống và công việc.
Đọc sách quá ít, và quá nhiều
Mình đã đọc quá ít vì mình đọc sách có điều kiện: vào giờ ra chơi, vào lúc ở một mình, vào lúc rảnh, blah blah. Việc thiếu kỷ luật đã khiến mình không giữ được sự liền mạch trong quá trình đọc sách. Nhiều khi, đọc xong rồi 3 ngày sau mở lại sách thì không còn nhớ gì.
Mình đã đọc quá nhiều vì mỗi lần giở sách ra, mình sẽ ngồi đọc liên tục trong khoảng 2 tiếng. Thực tế, não bộ không chứa được quá nhiều thông tin cùng một lúc như ta tưởng, như là một chiếc máy tính hết RAM vậy. Những gì sót lại sau buổi đọc là vài câu cuối cùng, còn đảm bảo những gì đã đọc từ lúc giở sách ra, sẽ bị quên sạch.
Giờ đây, mình đã xây dựng thói quen đọc sách 30 đến 45 phút mà mình luôn tuân theo mỗi ngày.
Xem sách, chứ không đọc sách
Mình nhận ra rằng đọc sách không phải là việc có thể tranh thủ làm lúc rảnh được. Để đọc sách có hiệu quả, ta cần tập trung. Mà sự tập trung này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, đặc biệt là trong 10 đến 15 phút đầu tiên khi ta làm việc gì đó.
Giờ đây, mình chọn đọc sách vào buổi sáng sớm. Vì khi đó là lúc yên tĩnh nhất, ít mối sao lãng nhất và dễ dàng đạt được trạng thái tập trung nhất.
Không hiểu và nhớ kiến thức
Trong mục này, mình sẽ chia ra 4 tầng hiểu và nhớ như mình đang áp dụng.
Tầng 1: Highlight
Trước kia đọc thì mình chỉ đọc thôi, không highlight những ý quan trọng. Tưởng chừng dễ, nhưng chọn lọc ra được những ý quan trọng mà tác giả muốn truyền tải đòi hỏi vô cùng nhiều sự tập trung và tư duy chọn lọc.
Tầng 2: Viết lại theo ý hiểu của mình
Kể cả khi đã highlight, ta cũng khó mà hiểu sâu và nhớ được những tuyên ngôn mà tác giả muốn nói. Vì vậy, mình đã viết lại những luận điểm trong sách dựa trên những highlight mình đã thực hiện trong quá trình đọc, kèm theo đó là những ví dụ về luận điểm đó mà mình gặp phải trong cuộc sống. Quá trình này giúp ta tư duy về những gì mình đã đọc, biến kiến thức trở thành của mình, và cũng là bước đệm của tầng tiếp theo.
Tầng 3: Chia sẻ
Sau khi đã có những luận điểm được viết theo ý hiểu của mình, ta nên đàm đạo những người có khả năng lắng nghe và chia sẻ về những gì ta đã viết. Quá trình này sẽ giúp ta có những cái nhìn khác nhau về cùng một luận điểm, cũng như có thêm nhiều cơ hội để hiểu hơn về những vấn đề liên quan.
Shout out tới hiệu sách số 2
Tầng 4: Ôn tập
Kể cả sau khi đã hiểu được những gì tác giả viết, không phải lúc nào ta cũng có thể có cơ hội áp dụng ngay những kiến thức đó trong cuộc sống. Vì vậy, việc liên tục ôn tập những kiến thức đã đọc là rất quan trọng. Ta có thể chủ động ôn tập những kiến thức mình đã đọc bằng cách đọc lại những ghi chú của mình, hoặc ôn tập một cách thụ động bằng cách đưa những highlight vào Readwise để kiến thức tự tìm đến mình thông qua một widget trên màn hình chính của điện thoại.
Tóm lại là
Đọc sách hiệu quả thực sự không khó khi ta đã tìm được phương thức tiếp thu kiến thức phù hợp với bản thân mình. Trên đây là cách hiện tại mình đọc sách. Mình sẽ liên tục cập nhật phương pháp này theo trải nghiệm cá nhân. Mình cũng rất mong rằng từ phương pháp nền tảng này, mỗi người trong chúng ta đều có thể phát triển cho mình theo một cách riêng để có thể thu thập được những bài học từ việc đọc sách.
Sơ qua
Thời gian gần đây, mình khá là tự hào vì đã làm được một việc mà trước đây mình không thể làm được, đó là việc nghiêm túc đọc sách. Mình đã có một thời gian dài anti việc đọc sách, mà cơ bản là để né tránh việc mình khó có thể tập trung và rút ra được bài học qua việc đọc sách, như thể là con cáo và chùm nho vậy. Tuy nhiên, mặc dù bây giờ mình chưa thể hoàn toàn nói rằng mình có một lối đọc sách hiệu quả nhất, nhưng mình tự tin là mình đã có thể đọc sách một cách vui vẻ và hữu ích hơn rất nhiều. Vì vậy, bài viết này, ngoài để chia sẻ cách mình đọc sách, còn là một lời tri ân tới những người bạn trong hiệu sách số 2, và người yêu mình - những người đã cùng mình đàm đạo về những kiến thức đọc được.
Vào việc
Ngày xửa ngày xưa
Từ nhỏ, cụ thể là hồi còn cấp 2, mình đã được dạy dỗ về tầm quan trọng của việc đọc sách. Tuy nhiên, đọc sách như nào và đọc sách gì, thì chả có ai dạy mình cả. Thế nên mình đã ra hiệu sách và mua cả series những cuốn tiểu thuyết về để đọc. Bộ sách đầu tiên mình xin bố mẹ mua là Percy Jackson and the Olympians. Và rồi thì sau đó mình đọc được 3 cuốn trước khi vứt xó những quyển còn lại.
⇒ Mục đích đọc của mình lúc này là để thỏa mãn trí tò mò, mà trí tò mò của một đứa trẻ thì phân tán ở rất nhiều nơi chứ không riêng gì sách
Lên cấp 3, để chuẩn bị cho việc đi du học, mình chuyển sang đọc sách viết bằng Tiếng Anh. Và vì hồi đó lịch học khá là dày đặc, nên mình thường đọc sách vào giờ ra chơi. Thực tế, lúc này mình để ý những từ vựng mình chưa biết nhiều hơn là nội dung quyển sách viết gì.
⇒ Mục đích đọc lúc này của mình là học từ vựng.
Sang đến nước Úc, mình đọc bất kỳ quyển sách nào mà vô tình va phải ánh mắt của mình trong những buổi vi vu trung tâm thương mại. Mình đọc mỗi khi nào mình ở một mình. Nhưng mình cũng vẫn không quan tâm lắm đến những gì sách viết. ⇒ Mục đích đọc lúc này của mình là giết thời gian, và tránh khỏi cảm giác cô đơn.
Về đến Việt Nam, lúc này nổi lên phong trào self-help, và hình ảnh những bạn trẻ ngồi quán cà phê vào sáng sớm, vừa nhâm nhi tách trà vừa đọc những cuốn sách kiểu: Đắc nhân tâm, Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ, blah blah, trong mắt mình là rất tri thức. Thế nên mình cũng làm theo. Mình vẫn đọc mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào có thời gian rảnh. Vấn đề là, chữ vẫn chỉ chạy qua đầu, chứ không ở lại. ⇒ Mục đích đọc lúc này của mình là thỏa mãn sự FOMO.
Và rồi sau đó, chả còn sau đó nào nữa. Mình bỏ hẳn việc đọc sách và coi đó là một việc tốn thời gian và kém hiệu quả.
Ngày nảy ngày nay
Và mãi cho đến gần đây, mình nhận ra rằng mình đang thiếu đi tư duy sâu, như mình đã nói trong bài viết đầu tiên trên blogs, mình mới quay trở lại thói quen đọc sách. Từ ấy, cuộc sống và cách tư duy của mình cũng thay đổi theo chiều hướng sâu sắc hơn. Mình nhớ được những thứ mình đọc nhiều hơn. Những kiến thức từ trong sách cũng được đưa ra thực tế trong cuộc sống mình nhiều hơn. Và cuối cùng, từ những tri thức mình có, mình cũng chém gió hay hơn và nhiều người nghe hơn nữa. Vô tình, mình được gặp gỡ và giao lưu với những người bạn cũng muốn gia tăng hiệu quả đọc sách tại cộng đồng UX Foundation.
Đây cũng là lúc mình nhận ra những sai lầm khiến cho việc đọc sách trước kia của mình chán nản và khó khăn đến vậy.
Sai lầm và giải pháp
Chọn sai sách
Chọn sai sách, thì thà không đọc sách còn tốt hơn. Việc mình ăn tạp trong khẩu vị đọc sách đã khiến mình kém hứng thú với quyển sách mình đang đọc đi rất nhiều. Mình đã có đọc một quyển sách self-help mà mình quyết định gấp nó lại sau khi đọc 2 chương đầu tiên. Mình không muốn đá đổ chén cơm của tác giả, nhưng quyển sách này đã đem đến cho mình một viễn cảnh cuộc sống quá tiêu cực. Và đến giờ, mình vẫn thấy hạnh phúc vì đã không tiếp tục đọc quyển sách đó.
Giờ đây, mình chọn tập trung vào những quyển sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình đang theo đuổi, hoặc giúp ích mình trong những vấn đề mình đang giải quyết trong cuộc sống và công việc.
Đọc sách quá ít, và quá nhiều
Mình đã đọc quá ít vì mình đọc sách có điều kiện: vào giờ ra chơi, vào lúc ở một mình, vào lúc rảnh, blah blah. Việc thiếu kỷ luật đã khiến mình không giữ được sự liền mạch trong quá trình đọc sách. Nhiều khi, đọc xong rồi 3 ngày sau mở lại sách thì không còn nhớ gì.
Mình đã đọc quá nhiều vì mỗi lần giở sách ra, mình sẽ ngồi đọc liên tục trong khoảng 2 tiếng. Thực tế, não bộ không chứa được quá nhiều thông tin cùng một lúc như ta tưởng, như là một chiếc máy tính hết RAM vậy. Những gì sót lại sau buổi đọc là vài câu cuối cùng, còn đảm bảo những gì đã đọc từ lúc giở sách ra, sẽ bị quên sạch.
Giờ đây, mình đã xây dựng thói quen đọc sách 30 đến 45 phút mà mình luôn tuân theo mỗi ngày.
Xem sách, chứ không đọc sách
Mình nhận ra rằng đọc sách không phải là việc có thể tranh thủ làm lúc rảnh được. Để đọc sách có hiệu quả, ta cần tập trung. Mà sự tập trung này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, đặc biệt là trong 10 đến 15 phút đầu tiên khi ta làm việc gì đó.
Giờ đây, mình chọn đọc sách vào buổi sáng sớm. Vì khi đó là lúc yên tĩnh nhất, ít mối sao lãng nhất và dễ dàng đạt được trạng thái tập trung nhất.
Không hiểu và nhớ kiến thức
Trong mục này, mình sẽ chia ra 4 tầng hiểu và nhớ như mình đang áp dụng.
Tầng 1: Highlight
Trước kia đọc thì mình chỉ đọc thôi, không highlight những ý quan trọng. Tưởng chừng dễ, nhưng chọn lọc ra được những ý quan trọng mà tác giả muốn truyền tải đòi hỏi vô cùng nhiều sự tập trung và tư duy chọn lọc.
Tầng 2: Viết lại theo ý hiểu của mình
Kể cả khi đã highlight, ta cũng khó mà hiểu sâu và nhớ được những tuyên ngôn mà tác giả muốn nói. Vì vậy, mình đã viết lại những luận điểm trong sách dựa trên những highlight mình đã thực hiện trong quá trình đọc, kèm theo đó là những ví dụ về luận điểm đó mà mình gặp phải trong cuộc sống. Quá trình này giúp ta tư duy về những gì mình đã đọc, biến kiến thức trở thành của mình, và cũng là bước đệm của tầng tiếp theo.
Tầng 3: Chia sẻ
Sau khi đã có những luận điểm được viết theo ý hiểu của mình, ta nên đàm đạo những người có khả năng lắng nghe và chia sẻ về những gì ta đã viết. Quá trình này sẽ giúp ta có những cái nhìn khác nhau về cùng một luận điểm, cũng như có thêm nhiều cơ hội để hiểu hơn về những vấn đề liên quan.
Shout out tới hiệu sách số 2
Tầng 4: Ôn tập
Kể cả sau khi đã hiểu được những gì tác giả viết, không phải lúc nào ta cũng có thể có cơ hội áp dụng ngay những kiến thức đó trong cuộc sống. Vì vậy, việc liên tục ôn tập những kiến thức đã đọc là rất quan trọng. Ta có thể chủ động ôn tập những kiến thức mình đã đọc bằng cách đọc lại những ghi chú của mình, hoặc ôn tập một cách thụ động bằng cách đưa những highlight vào Readwise để kiến thức tự tìm đến mình thông qua một widget trên màn hình chính của điện thoại.
Tóm lại là
Đọc sách hiệu quả thực sự không khó khi ta đã tìm được phương thức tiếp thu kiến thức phù hợp với bản thân mình. Trên đây là cách hiện tại mình đọc sách. Mình sẽ liên tục cập nhật phương pháp này theo trải nghiệm cá nhân. Mình cũng rất mong rằng từ phương pháp nền tảng này, mỗi người trong chúng ta đều có thể phát triển cho mình theo một cách riêng để có thể thu thập được những bài học từ việc đọc sách.